1. Mục đích thiết kế
Quy trình này đưa ra phương pháp thực hiện quá trình quản lý hồ sơ thiết kế nhằm đảm bảo:
- Chất lượng thiết kế
- Tiến độ thiết kế
- Hạn chế tối thiểu sai xót do yếu tố chủ quan gây ra khi thiết kế công trình
2. Phạm vi thiết kế
Phạm vi thiết kế sẽ dựa trên nhu cầu sử dụng công năng của Khách hàng và diện tích công trình. Từ đó Công ty sẽ lên kế hoạch thiết kế phù hợp nhất và đạt giá trị thẩm mỹ cao nhất cho công trình.
3. Trách nhiệm
Giám đốc là người phê duyệt hồ sơ thiết kế khi đã hoàn thành. Hồ sơ trên phải được hai bên công ty và bên khách hàng đã thỏa thuận thống nhất phương án thiết kế hồ sơ công trình.
Chủ trì Thiết kế: là người phụ trách quá trình quản lý dự án thiết kế. Chủ trì thiết kế có trách nhiệm theo dõi, kiểm soát, đôn đốc tiến độ thiết kế về việc thực hiện của các bộ phận liên quan đến quy trình thiết kế.
Chủ trì Thiết kế chịu trách nhiệm về tiến độ và chất lượng của quy trình thiết kế.
Chủ trì Thiết kế có trách nhiệm tiến hành theo dõi, khắc phục các sự cố, phòng ngừa để cải tiến quy trình thiết kế để đạt được hiệu quả thiết kế cao nhất.
Những thành viên tham gia thiết kế có trách nhiệm thực hiện đúng mục tiêu thiết kế đã đề ra, báo cáo công việc cho cấp trên để dễ dàng theo dõi tiến độ quá trình thiết kế.
4. Quy trình thực hiện
- Lập phương án Thiết kế sơ bộ: Bộ phận phụ trách việc thiết kế sẽ trực tiệp gặp Khách hàng lấy ý kiến và nhu cầu của khách hàng về việc thiết kế công trình cho Khách hàng, sau đó trình bày phương án thiết kế Kiến trúc và kết cấu công trình cho Chủ trì Thiết kế xem xét và lên kế hoạch lập quy trình thiết kế.
- Thống nhất phương án Thiết kế: Sau khi thiết kế sơ bộ hồ sơ công trình bên Công ty và Khách hàng sẽ thống nhất phương án thiết kế hồ sơ.
- Triển khai phương án Thiết kế chi tiết: Sau khi đã thống nhất phương án thiết kế, Chủ trì thiết kế sẽ phân công công việc cụ thể cho từng thành viên tham gia thiết kế.
- Phân công công việc cho từng thành viên : Các thành viên tham gia thực hiện thiết kế hồ sơ phải nắm rõ ý của cấp trên giao cho thực hiện đúng mục tiêu thiết kế. Trong quá trình triển khai chi tiết thiết kế có gặp vướng mắc gì thì phải báo cáo lên cấp trên và phối hợp với Khách hàng điều chỉnh lại hố sơ cho hài hòa, đạt giá trị thẩm mỹ và kết cấu công trình.
- Kiểm tra Hồ sơ thiết kế trước khi được ký duyệt.
- Bàn giao Hồ sơ thiết kế cho khách hàng.
5. Hồ sơ thiết kế
- Hồ sơ thiết kế đúng tiêu chuẩn xây dựng.
- Hồ sơ thiết kế thể hiện chi tiết từng hạng mục xây dựng.
- Hồ sơ thiết kế phải đạt được giá trị thẩm mỹ cao cho công trình.
- Hồ sơ thiết kế khi bàn giao cho khách hàng phải được ký duyệt của bộ phận phụ trách và được đóng dấu của công ty.
Lưu ý khi thiết kế nội thất
Trong quá trình thiết kế nhà phố và nhà công nghiệp chúng ta cần những lưu ý sau:
Về mật độ xây dựng:
Mật độ xây dựng là vấn đề quan trọng nhất trong quá trình thiết kế nhà phố. Bởi mật độ xây dựng ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề pháp lý, hợp thức hóa giấy tờ liên quan đến tài sản của Quý khách. Mật độ xây dựng còn ảnh hưởng đến quá trình thi công công trình và nghiệm thu bàn giao với cơ quan chức năng của Nhà nước. Khi chúng ta thiết kế đúng mật độ xây dựng mà cơ quan có thẩm quyền ban hành thì công trình của chúng ta đang thi công và thủ tục giấy tờ liên quan đến công trình của Quý khách sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn. Trong mật độ xây dựng Quý khách nên chú ý đến: ranh lộ giới, khoảng lùi sân trước và sân sau, Ô giếng trời….
Về Kiến trúc:
Chúng ta lấy ví dụ công năng sử dụng của một ngôi nhà điển hình gồm: Sân trước, Phòng khách, Bếp, Phòng ăn, WC, Sân sau, Phòng ngủ….
a. Sân trước:
Đối với căn nhà phố có diện tích trung bình (40-50m2) chúng ta có thể thiết kế chiều dài( tính theo dọc nhà) sân trước tối thiểu lả 2,2m để chúng ta có thể đậu được xe máy, nếu trường hợp chiều dài dọc nhà của Quý khách hạn chế, chúng ta cũng có thể thiết kế Sân trước khoảng 1,6m và thiết kế cửa cổng hợp lý để khi đậu xe sẽ không vướn cánh cửa. Với những ngôi nhà có diện tích lớn hơn 50m2 chúng ta nên bố trí bồn hoa, tiểu cảnh trang trí sẽ tạo nên một không gian thoát mát cho ngôi nhà của Quý khách.
b. Phòng khách:
Phòng khách vừa là nới nghỉ dưỡng vừa là nơi giải trí cho cả gia đình của Quý khách, và là nơi thể hiện phong cách sống và cá tính của gia chủ.
– Kích thước Phòng khách nhà Phố thông thường từ 16-20m2 , đối với nhà có nhiều thành viên là phòng khách khoảng 26m2.
– Màu sắc: Tông màu trầm ấm mang vẽ đẹp sang trọng, Quý phái, là lựa chọn hàng đầu khi thiết kế phòng khách. Tổng thể sử dụng chất liệu gỗ theo tông màu nâu cỗ điển là xu hướng nội thất chưa bao giờ lỗi thời. Tuy nhiên, nếu sử dụng nhiều gam màu tối sẽ ảnh hưởng đến không gian trở nên khá buồn và tẻ nhạt. Kiến Trúc Sao khuê gợi ý với Quý khách là kết hợp một số đèn trang trí sáng màu và đèn chùm để tạo thêm điểm nhấn cho Phòng Khách.
c. Phòng ngủ:
Phòng ngủ là nơi thật sự quan trọng trong một ngôi nhà. Ở đó, chúng ta có thể nghỉ ngơi, thư giản, chìm lắng êm ái trong giấc ngủ sau những giờ làm việc căn thẳng ở bên ngoài. Vì thế, chúng ta nên đầu tư thiết kế Phòng ngủ vừa tiện nghi vừa tạo không gian nhẹ nhàng yên tĩnh đậm chất lãng mạn.
Theo phong thủy thì khi thiết kế Phòng ngủ nên tránh một số điều sau:
– Phòng ngủ không nên đặt trực tiếp phía trên các phòng Bếp hoặc WC
– Cửa phòng Ngủ không nên đặt đối diện với cầu thang, WC hoặc Bếp
– Không nên đặt những cây cảnh nhỏ, bể cá hoặc những bức tranh phong cảnh có hồ cá, ao, sông ngòi trong phòng ngủ. Vì những vật thể này sẽ khuấy động không gian yên tĩnh, chúng mang tính ” âm” không tốt cho Phòng ngủ
– Tránh đặt gương soi đối diện Phòng ngủ ở bất kỳ hướng nào
– Không nên bố trí cửa dạng hình tròn trong Phòng ngủ
– Không nên đặt Giường ngủ cạnh Tường có hành lang giao thông hoặc cửa ra vào
d. Phòng Bếp:
Khi thiết kế phòng bếp chúng ta cần chú trọng đến một số vấn đề như sau:
– Cách bố trí Bếp: dù chúng ta chọn hình dáng Bếp là hình chữ U, I hay L thì cần phải chú ý đến các chức năng như: Bồn rửa, tủ lạnh, Bếp để tạo thành 1 hình tam giác với khoảng cách hợp lý nhất là dưới 1,8m, cách bố trí này rất tiết kiệm thời gian khi chúng ta vào Bếp.
– Tận dụng những không gian trống để lưu trữ vật dụng: đối với những ngôi nhà nhỏ thì chúng ta nên thiết kế tận dụng tối đa không gian bếp, Quý khách có thể làm tủ bếp trên cao sát trần nhà thay vì để bụi bẩn bám vào, các ngăn kéo nên thiết kế sâu vào bên trong sát tường để tận dụng tối đa diện tích sử dụng.
– Ánh sáng trong bếp phải bố trí hợp lý đảm bảo đủ độ sáng cho phòng bếp, nếu tận dụng được ánh sáng tự nhiên thì càng tốt vừa tiết kiệm được chi phí tiền điện và tốt cho sức khỏe của Quý khách.
– Nguồn điện của bếp: Quý khách lưu ý đến nguồn điện cung cấp có đủ tải cung cấp cho bếp hay không, đảm bảo an toàn cho bếp khi sử dụng.
– Không gian bếp khi thiết kế phải lưu ý đến độ thông thoáng của bếp có thể mở của sổ sân sau, hoặc bố trí ô giếng trời.
e. Phòng ăn:
Phòng ăn không chỉ là nơi ăn uống, chế biến thức ăn, mà theo quan điểm phỏng thủy nó còn quyết định đến sức khỏe của gia chủ, hạnh phúc, vận may, phát tài phát lộc hay không. Việc thiết kế phòng ăn hợp lý là điều cần biết của các gia chủ trước khi xây nhà, chính vì vậy Quý khách nên lưu ý thiết kế phòng ăn như sau:
– Kích thước phòng ăn: Quý khách nên thiết kế phòng ăn rộng rãi thoải mái tối thiểu phải được 12m2 , đối với nhà có diện tích nhỏ Quý khách nên kết hợp không gian giữa bếp với phòng ăn hoặc phòng ăn với phòng khách tạo nên không gian mở để tận dụng tối đa diện tích mà vẫn đạt được độ thẩm mỹ cao.
– Màu sắc và ánh sáng chính là yếu tố quyết định nên không gian của phòng ăn như thế nào. Với phòng ăn, nên chọn các gam màu tự nhiên như xanh lá, xanh da trời, màu kem,..nên chọn các màu sắc của Đất là phù hợp nhất. Ngoài ra, có thể pha trộn, kết hợp giữa 2 màu lại với nhau để giúp căn phòng trở nên độc đáo hơn, bắt mắt, giúp người ăn cảm thấy vui, hạnh phúc, ăn ngon miệng hơn.
f. Những lưu ý khi thiết kế Phòng vệ sinh:
– Vị trí Phòng vệ sinh phải được bố trí nơi có đủ ánh sáng, thông thoáng, tránh ẩm ướt… Không trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Sàn nhà vệ sinh tạo độ dốc tối thiểu phải được 1,5%, đảm bảo độ khô ráo, thoát nước bề mặt.
– Kích thước phòng vệ sinh khi thiết kế không cần thiết phải lớn lắm thông thường khoảng 4m2. Vì nhà vệ sinh là nơi gia chủ phải dọn dep thường xuyên nên thiết kế phòng vệ sinh vừa đủ sử dụng giúp gia chủ vệ sinh chúng dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn.
– Vật liệu ốp lát cho phòng vệ sinh: Gạch nền Quý khách nên chọn loại gạch nhám chống trượt kích thước 250×250 hoặc 300×300 không nên chọn gạch có kích thước lớn vì sẽ ảnh hưởng đến độ dốc khi thi công. Gạch ốp tường nên chọn loại có hoa văn nhẹ nhàng hoặc kết hợp gạch đậm nhạt cắt len tạo điểm nhấn cho phòng vệ sinh.
– Bố trí vật dụng: Không nên đặt bồn cầu vào vị trí tâm điểm của phòng vệ sinh hay đối diện với cửa ra vào phòng, khu vực tắm đứng nên thiết kế vách kính cường lực hoặc màn kéo chắn nước không cho văng ra khu vực khô.